Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản. Cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viêm phế quản là bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh dễ tái phát, do đó cần chủ động phòng ngừa và giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh.

Nhiều người chủ quan với tình trạng ho kéo dài, ho có đờm, khó thở… Tuy nhiên, các triệu chứng này kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh viêm phế quản. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh này? Có cách nào phòng ngừa bệnh hiệu quả không?

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm phế quản được chia làm 2 loại là: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn.

Viêm phế quản cấp tính: Đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy do tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn gây ra. Có tới hơn 90% trường hợp mắc bệnh là do nhiễm virus. Một số ít trường hợp là do vi khuẩn.

Bệnh thường phát triển từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, có thể được cải thiện trong vòng vài ngày, mặc dù có thể tiếp tục ho tới cả tuần. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại cơn viêm phế quản, có thể có viêm phế quản mạn tính.

Viêm phế quản mạn tính: So với viêm phế quản cấp thì viêm phế quản mạn có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Hầu hết những người bị bệnh có mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Và nguyên nhân phổ biến nhất là do hút thuốc lá

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh là:

Hút thuốc lá: Không chỉ người trực tiếp hút thuốc mà người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh. Do khói thuốc khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm, hệ thống bảo vệ kém hiệu quả. Nam giới thường mắc phải bệnh là do nguyên nhân này.

Đặc thù nghề nghiệp: Những người làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm là đối tượng của bệnh này. Bởi khi tiếp xúc với các chất độc hại dẫn tới kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra đờm gây viêm nhiễm.

Tuổi tác: Do hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm phế quản. Ngoài ra người cao tuổi, sức đề kháng yếu cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Trào ngược dạ dày: Cổ họng bị gây kích thích bởi tình trạng ợ chua, ợ hơi,… từ đó dẫn tới bệnh phế quản ở người lớn.

Cảm lạnh: Khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch do cảm lạnh sẽ là nguyên nhân gây bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả

Phòng ngừa là việc làm cần thiết trước con số mắc bệnh này đang ngày càng đáng báo động, nhất là trẻ nhỏ và người già. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Nên tiêm vắc-xin cúm, phế cầu để có thể giúp bảo vệ khỏi mắc bệnh cúm, do đó có thể giảm nguy cơ viêm phế quản. Đặc biệt trường hợp bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách.
  • Đeo khẩu trang thường xuyên, nhất là khi ra ngoài đường, khi tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa…
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, không được hút thuốc lá
  • Hạn chế giao tiếp với những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Vì nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tính từ cúm.
  • Ghi nhớ việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và không dùng tay để ngoáy mũi.
  • Bổ sung đầy đủ chất đạm, đường, mỡ, uống sữa, bổ sung vào chế độ ăn uống các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B12, C, D, Folate, Canxi, Sắt, Magiê.
  • Cần bảo đảm vệ sinh ăn uống, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
  • Điều trị các nhiễm khuẩn răng hàm mặt, tai mũi họng và tình trạng suy giảm miễn dịch. Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nội dung cuối các bài viết sẽ được thêm ở đây

Bạn cũng có thể thích
Tham gia bình luận bài viết
18006379 ( miễn cước )
1800 6907