Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lý có thể gây suy hô hấp nặng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Qua thống kê, chúng ta thấy được trong 100 trẻ thì có đến 45 trẻ bị viêm tiểu phế quản. Con số này ngày càng gia tăng và bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh trở thành bệnh mà bất cứ cha mẹ nào cũng đều lo sợ con em mình mắc phải.

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp dưới, do virus hợp bào hô hấp (RSV). Các trường hợp mắc bệnh do virus này chiếm 30-50%. Ngoài ra, khả năng lây lan của virus này rất mạnh nên bệnh có khả năng xảy ra thành dịch.

Bên cạnh đó, một số trường hợp mắc viêm tiểu phế quản là do virus cảm lạnh thông thường. Khi chúng xâm nhập vào hệ hô hấp khiến phế quản bị sưng phù và bị viêm. Lúc này, dịch nhầy được sản sinh khiến cho không khí khó lưu thông qua phổi và dẫn đến tình trạng khò khè, khó thở. Có khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản là do nguyên nhân này. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus cũng chiếm 10% số trẻ mắc bệnh.

Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh. Mùa đông và đầu mùa xuân là thời điểm bùng phát bệnh này, vì vậy cha mẹ cần chú ý trẻ khi bước vào thời điểm này trong năm.

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lây nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp hoặc sử dụng chung vật dụng của trẻ mắc bệnh sau đó chạm vào miệng, mắt, mũi.

Ngoài ra những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em như: Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, trẻ sinh non, trẻ có bệnh tim hoặc phổi tiềm ẩn. Hệ thống miễn dịch suy yếu. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Những trẻ không bú sữa mẹ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh này.

Trẻ bị viêm phế quản ban đầu sẽ có triệu chứng ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Trẻ sẽ ngày càng ho nhiều sau từ 3- 5 ngày, đồng thời xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Đối với trẻ khỏe mạnh sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần, nhưng với trẻ sức đề kháng kém có thể sẽ lâu hơn. Trong trường hợp nặng sẽ có các biểu hiện như: sốt cao, bỏ bú, tím tái, có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái. Khi trẻ rơi vào tình trạng này thì cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Giống như nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp khác, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể để lại biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Cần nhập viện đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp đến khi được kiểm soát trong trường hợp trẻ bị suy hô hấp nặng. Bên cạnh đó, có trường hợp, viêm tiểu phế quản đi kèm với nhiễm trùng phổi do vi khuẩn.

Viêm tiểu phế quản là bệnh có nguy cơ tái phát cao, trẻ mắc bệnh thường xuyên, lặp đi lặp lại sẽ có nguy cơ bị bệnh hen phế quản. Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động hơn trong việc phòng tránh và bảo vệ trẻ để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản.

Cha mẹ cần lưu ý, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, sốt do nhiễm virus cảm lạnh. Có thể cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh, đồng thời giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, duy trì môi trường không khói thuốc…

Nội dung cuối các bài viết sẽ được thêm ở đây

Bạn cũng có thể thích
Tham gia bình luận bài viết
18006379 ( miễn cước )
1800 6907