Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD sống được bao lâu?

Khi mắc bệnh COPD, bạn thường hoang mang không biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu. Dù chưa có cách để dự đoán chính xác nhưng COPD sẽ làm giảm bớt tuổi thọ tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các yếu tố như sức khỏe tổng quát, tình trạng bệnh có thể mắc phải như tim mạch, đái tháo đường… có thể tác động đến câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?”.

Tiêu chuẩn GOLD

Những nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua đã tìm hiểu để đưa ra cách giúp đánh giá sức khỏe cho người bệnh COPD. Một trong những phương pháp mới nhất là đánh giá dựa trên kết quả đo chức năng phổi kết hợp với mức độ của các triệu chứng bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ được chẩn đoán bệnh đang ở giai đoạn nào, giúp dự đoán tuổi thọ cũng như có hướng dẫn điều trị tốt nhất.

Sáng kiến toàn cầu cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) là một trong những hệ thống được sử dụng nhiều nhất để phân loại COPD. GOLD có một nhóm chuyên gia sức khỏe quốc tế về phổi, định kỳ sản xuất và cập nhật các hướng dẫn cho bác sĩ sử dụng trong việc chăm sóc người bệnh COPD.

Bác sĩ sử dụng tiêu chuẩn GOLD để đánh giá, phân loại người mắc phải COPD theo từng cấp độ, một cách giúp đo lường mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Hệ thống phân loại này một phần dựa trên kết quả từ thử nghiệm đo thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1).

Dựa trên kết quả của FEV1 so với mức bình thường, GOLD COPD có 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: FEV1 > 80%
  • Giai đoạn 2: 50% ≤ FEV1 < 80%
  • Giai đoạn 3: 30% ≤ FEV1 < 50%
  • Giai đoạn 4: FEV1 < 30%

Ngoài ra, mức độ COPD còn được đánh giá dựa trên các triệu chứng như khó thở, mức độ và số lượng các đợt cấp tính – là những đợt bùng phát có thể phải nhập viện. Từ đó, người bệnh được xếp vào 4 nhóm: A, B, C và D.

Theo hướng dẫn mới của GOLD, người bệnh được đánh giá ở giai đoạn 4, nhóm D sẽ là mức độ COPD nghiêm trọng nhất. Khi đó, tuổi thọ của những người này sẽ ngắn hơn những người bệnh COPD giai đoạn 1, nhóm A.

Chỉ số BODE

Một cách khác cũng được sử dụng nhiều để đánh giá tình trạng và triển vọng COPD của một người là chỉ số BODE. Chỉ số này bao gồm:

  • Trọng lượng cơ thể (Body mass)
  • Tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí (Airflow obstruction)
  • Tình trạng khó thở (Dyspnea)
  • Khả năng tập thể dục (Exercise capacity)

Trọng lượng cơ thể

Chỉ số cơ thể (BMI), tính khối lượng cơ thể dựa trên các thông số chiều cao và cân nặng, có thể xác định xem một người có thiếu cân hay thừa cân, béo phì không.

Những người bệnh COPD mà bị tình trạng thiếu cân thường có triển vọng sống không lâu dài.

Tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí

Vấn đề này liên quan đến thông số FEV1 tương tự như trong tiêu chuẩn GOLD.

Tình trạng khó thở

Một vài nghiên cứu cho thấy tình trạng khó thở gây ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh COPD.

Khả năng tập thể dục

Bạn sẽ được đánh giá khả năng chịu đựng khi đang mắc phải COPD. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra đi bộ trong vòng 6 phút.

Xét nghiệm máu định kỳ

Một trong những đặc trưng khi mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu viêm rất hữu ích.

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí quốc tế về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy tỷ lệ bạch cầu trung tính với bạch cầu lympho (NLR) và tỷ lệ bạch cầu ái toan có mối liên quan với mức độ nghiêm trọng của COPD. Từ đó, bác sĩ có thể dự đoán người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu.

Tỷ lệ tử vong

Đối với các bệnh nghiêm trọng như COPD hay ung thư, tuổi thọ bị ảnh hưởng trực tiếp từ mức độ nghiêm trọng hoặc các giai đoạn tiến triển của bệnh.

Trong một nghiên cứu năm 2009, công bố trên Tạp chí quốc tế về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, một người đàn ông 65 tuổi bị COPD đang hút thuốc lá có mức giảm tuổi thọ tùy vào giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn 1: 3,6 tháng
  • Giai đoạn 2: 2,2 năm
  • Giai đoạn 3 hoặc 4: 5,8 năm

Nghiên cứu này cũng nhận thấy rằng tuổi thọ sẽ giảm thêm 3,5 năm ở những người COPD mà vẫn còn hút thuốc, so với người không mắc bệnh phổi và không bao giờ hút thuốc.

Đối với người từng hút thuốc trước đó, thời gian tuổi thọ giảm bớt theo giai đoạn COPD như sau:

  • Giai đoạn 2: 1,4 năm
  • Giai đoạn 3 hoặc 4: 5,6 năm

Đối với những người không bao giờ hút thuốc, thời gian tuổi thọ giảm bớt là:

  • Giai đoạn 2: 0,7 năm
  • Giai đoạn 3 hoặc 4: 1,3 năm

Kết luận

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu tùy thuộc vào việc bạn có cố gắng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh hay không. Bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế cho COPD phát triển lên cấp độ cao hơn.

Cách tốt nhất để làm chậm sự tiến triển của bệnh là ngừng hút thuốc nếu bạn vẫn đang sử dụng. Ngoài ra, bạn phải tránh khói thuốc hoặc các chất kích thích khác như ô nhiễm không khí, bụi hoặc hóa chất. Bên cạnh đó, học cách cải thiện hơi thở bằng các bài tập thở như thở mím môi cũng rất hữu ích.

Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề về hô hấp và biết cách xử lý khi có một cơn bùng phát COPD nhỏ. Bạn cũng cần tuân theo bất kỳ liệu pháp điều trị bằng thuốc COPD nào theo chỉ định của bác sĩ. Bạn càng cố gắng cải thiện cuộc sống, tăng cường sức khỏe tổng thể, bạn càng kéo dài được thời gian sống hơn.

 

Lưu ý:

  • Tác dụng của sản phẩm có thể đến sớm hay muộn tùy thuộc vào cơ địa từng người
  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin hữu ích
Tham gia bình luận bài viết
18006379 ( miễn cước )
1800 6907